Quy trình Lập luận theo tình huống

Lập luận theo tình huống đã được chính thức hóa cho các mục tiêu của lập luận máy thành một quy trình bốn bước[1]:

  1. Truy lục (Retrieve): Cho trước một bài toán đích, truy lục từ trong bộ nhớ các tình huống có liên quan tới việc giải bài toán cần giải quyết. Một tình huống bao gồm một vấn đề, giải pháp cho vấn đề đó, và thông thường, các chú thích về lời giải đó đã được tìm ra như thế nào. Ví dụ, giả sử Dậu muốn nấu món cơm gà. Vì là người không thạo nấu ăn, kinh nghiệm gần nhất mà anh ta có thể nhớ đến là một lần anh ta nấu thành công một nồi cơm thường. Quy trình mà anh ta làm theo để nấu cơm thường, cùng với giải thích cho các quyết định mà anh ta đưa ra trong quá trình nấu, hợp thành tình huống thu được của Dậu.
  2. Tái sử dụng (Reuse): Ánh xạ lời giải cho tình huống trước cho bài toán đích. Điều đó có thể dẫn đến việc điều chỉnh lời giải để phù hợp với tình huống mới. Trong ví dụ cơm gà, Dậu phải điều chỉnh giải pháp truy lục được để bao hàm cả phần nguyên liệu thịt gà bổ sung.
  3. Điều chỉnh (Revise): Sau khi đã ánh xạ lời giải trước vào bài toán đích, kiểm tra lời giải mới trong thế giới thực (hoặc giả lập) và sửa lại nếu cần thiết. Giả sử Dậu điều chỉnh giải pháp nấu cơm gà bằng cách cho thịt gà vào nấu cùng gạo ngay từ đầu. Sau khi cơm chín, anh ta phát hiện ra rằng món ăn thu được là một món cháo đặc với thịt gà bị quá nhừ. Điều đó gợi ý việc sửa lại như sau: không cho thịt gà vào ngay từ đầu mà xào trước rồi trộn vào sau, khi cơm đã chín.
  4. Lưu lại (Retain): Sau khi lời giải đã được điều chỉnh thành công cho bài toán đích, lưu trữ kinh nghiệm thu được trong bộ nhớ dưới dạng một tình huống mới. Theo đó, Dậu ghi lại quy trình nấu cơm gà mới tìm được, nhờ đó làm giàu thêm tập các kinh nghiệm anh đã tích trữ được, và chuẩn bị tốt hơn cho những lần phải nấu cơm sau này.

Liên quan